Nếu tôi bị bắt nạt qua mạng thì sao? Kinh thánh giúp bạn!

Điều bạn nên biết

Internet giúp việc bắt nạt trở nên dễ dàng. Sách CyberSafe bình luận rằng Internet “khiến ngay cả đứa trẻ ngoan cũng có thể bắt nạt người khác vì không ai biết mặt nó”.
Dường như nhắm đến một số đối tượng. Gồm những người có vẻ nhút nhát, khác biệt hoặc thiếu tự tin.
Bắt nạt qua mạng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nó có thể khiến nạn nhân trở nên cô đơn hoặc trầm cảm, thậm chí tự tử.
bắt nạt qua mạng
>> xem thêm: 8 kỹ năng phụ huynh 4.0 cần giúp con tránh bắt nạt trên mạng

 Điều bạn có thể làm

Đầu tiên, hãy tự hỏi: “Đó có thật sự là bắt nạt?”. Đôi khi người ta nói những điều gây đau lòng nhưng không có ý đó. Nếu thế, chúng ta có thể làm theo lời khuyên khôn ngoan sau của Kinh Thánh:
“Chớ vội buồn giận, vì sự buồn giận là dấu hiệu của kẻ dại”.​—Truyền đạo 7:9, chú thích.
Mặt khác, khi một người cố tình quấy rối, hạ nhục hoặc đe dọa người khác trên mạng, đó là bắt nạt.
Nếu bạn bị bắt nạt qua mạng, hãy nhớ điều này: Cách bạn phản ứng sẽ làm tình thế tốt hơn hoặc tệ hơn. Hãy thử làm theo các đề nghị dưới đây.

Lờ đi. Kinh Thánh nói: “Người có hiểu biết kìm giữ lời nói, và người thông sáng sẽ giữ bình tĩnh”.​—Châm ngôn 17:27.
Một lý do khiến lời khuyên đó hợp lý là “mục tiêu chính của kẻ bắt nạt là làm cho nạn nhân tức giận”, theo sách Cyberbullying and Cyberthreats của Nancy Willard. Sách cho biết thêm: “Khi đó, nạn nhân dễ dàng để kẻ bắt nạt điều khiển cảm xúc”.
Điểm chính yếu: Đôi khi cách phản ứng tốt nhất là không phản ứng.
Kháng cự khuynh hướng trả đũa. Kinh Thánh nói: “Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy lời nhục mạ đáp trả lời nhục mạ”.​—1 Phi-e-rơ 3:9.

Một lý do khiến lời khuyên đó hợp lý là “nóng giận làm lộ ra điểm yếu, lúc đó càng dễ bị bắt nạt hơn”, theo sách Cyber-Safe Kids, Cyber-Savvy Teens. Hơn nữa, khi trả đũa, có vẻ bạn cũng góp phần gây ra vấn đề như là kẻ bắt nạt.
Điểm chính yếu: Đừng châm dầu vào lửa.

Chủ động giải quyết. Kinh Thánh nói: “Đừng để điều ác thắng mình” (Rô-ma 12:21). Có những điều bạn có thể làm để ngưng bị bắt nạt mà không khiến tình hình tệ hơn.
Ví dụ:
Chặn kẻ gửi thông điệp. Sách Mean Behind the Screen cho biết: “Điều bạn không đọc thì không hại bạn được”.
Giữ lại mọi bằng chứng, ngay cả khi bạn không đọc. Chúng bao gồm những lời khiêu khích qua tin nhắn, e-mail, bình luận trên blog hoặc mạng xã hội, tin nhắn thoại hoặc cách khác.
Bảo kẻ bắt nạt dừng lại. Gửi một thông điệp mạnh mẽ nhưng không biểu hiện cảm xúc:
“Đừng gửi gì nữa”.
“Lấy tin đã đăng xuống”.
“Nếu không dừng lại, tôi sẽ tự vệ”.

Xây dựng sự tự tin. Tập trung vào ưu điểm thay vì nhược điểm của bạn (2 Cô-rinh-tô 11:6). Giống như việc bắt nạt bên ngoài, kẻ bắt nạt trên mạng chỉ tìm nạn nhân là người có vẻ không thể tự vệ.

Báo cho người lớn. Trước tiên, hãy nói với cha mẹ. Bạn cũng có thể báo cáo vấn đề với trang web hoặc nhà cung cấp dịch vụ mà kẻ bắt nạt đang sử dụng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn và cha mẹ nên trình bày với trường học, trình báo với cảnh sát hoặc gặp luật sư.
Điểm chính yếu: Có những bước giúp bạn ngưng bị quấy rối hoặc ít nhất giảm bớt hậu quả mà nạn bắt nạt gây ra cho bạn.

Nguồn: Nhân Chứ Giê hô va
Nếu tôi bị bắt nạt qua mạng thì sao? Kinh thánh giúp bạn! Nếu tôi bị bắt nạt qua mạng thì sao? Kinh thánh giúp bạn! Reviewed by HIEUNX on 2/26/2020 01:30:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.