Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

Tìm hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch hoạt động như thế nào để có cách tăng sức đề kháng hợp lý. Sự khác nhau giữa hệ miễn dịch của trẻ em và người trưởng thành!

hệ miễn dịch hoạt động như thế nào
Cơ thể của bạn tạo ra các protein được gọi là kháng thể để phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.

Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau. Để bảo vệ cơ thể bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Thậm chí đó có thể là một loại nấm... Những thứ có khả năng khiến chúng ta bị bệnh. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Kể cả tại những nơi bạn cho rằng là sạch nhất. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ chúng ta bằng cách:

Trước tiên tạo ra một rào cản ngăn chặn vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.  Hoặc kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Và nếu chúng vượt qua hàng rào. Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu, các hóa chất và protein khác tấn công, phá hủy các chất lạ này. Hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng tìm kháng nguyên và trừ bỏ nó trước khi nó có thể sinh sản. Nếu việc ngăn chặn không thành công, hệ thống miễn dịch sẽ còn tăng cường hơn nữa để tiêu diệt những kẻ xâm nhập khi chúng nhân lên.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Và nó có thể tạo ra những gì cần thiết để loại bỏ gần như tất cả những kháng nguyên này. Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ ung thư cho đến cảm cúm thông thường .

Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi. Chúng xác định một chất là có hại trong khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch phát động để chiến đấu với những kẻ xâm nhập này, cơ thể bạn sẽ bị dị ứng . ( Nguồn: Vinmec.com)

Hệ thống miễn dịch của trẻ em

Trẻ em bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Ở lứa tuổi này nhiều nhiều trẻ rất khỏe không bao giờ ốm vặt. Trong khi rất nhiều bạn nhỏ hệ miễn dịch kém rất hay gặp phải những bệnh theo mùa. Nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu tăng đề kháng cho trẻ lại chưa  hiểu rõ về cơ chế miễn dịch và các loại miễn dịch khác nhau ở trẻ nhỏ. Hãy hiểu rõ về điều này mẹ sẽ có nền tảng để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ em có 2 cơ chế miễn dịch bao gồm:

Miễn dịch bẩm sinh: Là miễn dịch có sẵn khi trẻ được sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh của trẻ nhận được chủ yếu là do các kháng thể từ mẹ đưa qua nhau thai ở những tháng cuối của thai kỳ. Và được cung cấp trong sữa mẹ bao gồm IgA và các chất dinh dưỡng hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động. Hệ miễn dịch bẩm sinh bé nhận được từ mẹ không bảo tồn được lâu dài. Sau khi ra đời vài tháng, kháng thể trẻ nhận được từ mẹ sẽ giảm. Lúc này mẹ cần có biện pháp bổ sung cho bé. ( Khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng là những tháng cuối thai kỳ, và 6 tháng đầu đời, người mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch bẩm sinh tốt nhất)

Miễn dịch đáp ứng: Là miễn dịch có được khi tiếp xúc với  tác nhân gây bệnh ( kháng nguyên). Đáp ứng xảy ra chậm có thể sau vài ngày, có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Miễn dịch đáp ứng có thể hiểu là miễn dịch nhân tạo ( chủ động tạo ra miễn dịch bằng cách tiêm phòng vắc xin)

Hệ thống miễn dịch người trưởng thành

Đối với người trưởng thành. Hệ miễn dịch đã được hoành chỉnh cũng được phân chia thành 2 loại.

Miễn dịch tự nhiên: Được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các kháng nguyên - Tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể thông qua tiếp xúc da, lớp nhầy ở cổ họng hoặc ruột.

Cơ chế hoạt động bảo vệ: Miễn dịch tự nhiên có vai trò ngăn chặn khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn, virus...thông qua vết thương, những giọt nước bắn ra từ việc hắt hơi, ho của người khác. Hay từ môi trường ô nhiễm xung quanh. Bề mặt da và các lớp chất nhầy sẽ tạo thành hàng rào cơ học. Không để vi trùng xuyên qua. Các hàng rào hóa học như Enzym, axít cũng tạo ra chất kháng khuẩn không cho phép kháng nguyên bám vào cơ thể và chúng sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó.

Miễn dịch thích ứng: Được xem là hàng rào bảo vệ thứ 2 hay còn gọi là bộ nhớ miễn dịch. Vì cơ chế này là do người trưởng thành tiếp xúc với các mầm bệnh khách nhau. Cơ thể sẽ lưu lại thông tin và sản xuất kháng thể chống lại những mầm bệnh đó.

Co chế hoạt động bảo vệ: Nếu như tiếp xúc với kháng nguyên mà hệ miễ dịch tự nhiên không thể tiêu diệt được. Trong khoảng 4 - 7 ngày phản ứng miễn dịch thích ứng sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là cơ thể cần một khoảng thời gian để tìm ra tác nhân gây bệnh và sản xuất kháng thể. Một khi đã sản xuất kháng thể cho những mầm bệnh này thì cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng cho các phản ứng miễn dịch sau đó.

Thành phần chủ yếu của hệ thống miễn dịch thích ứng bao gồm: Tế bào  Lympho T ( được sản xuất trong tủy xương, nhóm tế bào bạch cầu)  và tế bào Lympho B ( Các dạng kháng thể chuyên biệt dưới dạng protein hòa tan: IgM, IgG, IgA, IgE, IgD)

Khi sức khỏe yếu chúng ta không thể chống lại mọi tác nhân gây bệnh. Đôi khi hệ thống miễn dịch bị phá vỡ, có một số bệnh mà chúng ta không thể kiểm soát được tạo thành đại dịch. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, vi trùng hoặc độc tố có thể xuất hiện khắp cơ thể bạn.Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch trong mùa dịch. => Xem cách tăng đề kháng mùa dịch?

Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào? Reviewed by Alan Duong on 10/28/2021 09:21:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.