Bà bầu có uống được mầm đậu nành hay không?

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi dưỡng bào thai và tăng cường sức khỏe cho quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. Mầm đậu nành là loại hạt chứa hàm lượng protein cao tương đương như thịt, cá, trứng…Ngoài ra, mầm đậu còn chứa các chất xơ, axit béo và canxi giúp hệ xương của bà bầu chắc khỏe, hạn chế những cơn đau nhức xương của các bà bầu. Như vậy có thể nói mầm đậu nành là thực phẩm an toàn và tốt cho thai nhi và bà bầu.

Do trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ phải truyền các chất dinh dưỡng cho thai nhi nên sức khỏe bị giảm sút. Bên cạnh đó, một số bà bầu còn phải đối mặt với tình trạng bị các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như: táo bón, trĩ…do sức đề kháng giảm sút và rối loạn chuyển hóa.

 


Mầm đậu nành chứa các vitamin A, B, D và canxi còn làm giảm tỷ lệ sinh non và tăng cường sức đề kháng cho thai nhi trong những năm tháng đầu đời.

Thời điểm nào tốt để bà bầu sử dụng mầm đậu nành:

Lợi ích của mầm đậu nành đối với bà bầu là điều không thể phủ nhận được. Tuy nhiên trong một số trường hợp các bà bầu gặp các vấn đề về bệnh lý đặc biệt thì việc sử dụng mầm đậu cần phải cân nhắc:

– Người mẹ có u lành tính hoặc ác tính ở ngực, buồng trứng, tử cung khi hấp thu estrogen từ mầm đậu sẽ gây ra những chuyển biến xấu nếu sử dụng nhiều.

– Đối với những mẹ dùng quá nhiều bột mầm đậu để tăng khả năng thụ thai, trong giai đoạn mang thai sẽ bị thiếu hụt một lượng estrogen rất lớn dẫn đến mất cân bằng nội tiết.

– Người mẹ đã hoặc đang bị ung thư cần hạn chế dùng mầm đậu, điều này sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn do estrogen tăng cao.

Cách sử dụng hợp lý mầm đậu nành cho bà bầu:

Nếu thai phụ gặp các vấn đề dưới đây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống mầm đậu nành:

  • Nếu thai phụ có khối u ở ngực, buồng trứng thì sử dụng mầm đậu nành sẽ làm tăng hàm lượng estrogen gây biến chứng các khối u
  • Thai phụ đang điều trị bệnh u xơ tử cung: hàm lượng chất xơ trong mầm đậu nành sẽ khiến căn bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.
  • Đậu nành tốt cho mẹ và bé như vậy nhưng chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ băn khoăn liệu isoflavone có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ liệu có ảnh hưởng tới giới tính của em bé không? Câu trả lời cho các thắc mắc của các chị em là đậu nành hoàn toàn an toàn cho thời kỳ mang thai, không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi gì tới giới tính của bé. Chưa có nghiên cứu nào có được các bằng chứng cụ thể, thuyết phục rằng estrogen trong đậu nành có ảnh hưởng tới đến sinh sản của các bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh như nhiều người nghĩ.
  • Theo nghiên cứu mới vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) cũng không thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng.
Bà bầu có uống được mầm đậu nành hay không? Bà bầu có uống được mầm đậu nành hay không? Reviewed by HIEUNX on 9/01/2020 02:30:00 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.